K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2019


Học hỏi là cơ sở để đánh giá về một người nào đó.Ta càng học hỏi được nhiều,kiến thức của ta càng nhiều,ta giúp ích nhiều điều cho xã hội,hiển nhiên ta sẽ được mọi người tôn trọng.Trong thực tế,bất kể là một nhà khoa học,bác học hay những vị lãnh tụ đều bắt đầu và kết thúc bằng việc học.Họ học vì họ quan tâm đến tương lai của mình,học vì thương yêu tất cả mọi người ,học vì nghĩ đến việc giúp cho xã hội ngày càng văn minh,hiện đại.Còn ta,ta học vì ta nghĩ đến bản thân,vì thương yêu bố mẹ,thầy cô nên ta cố gắng học.Kiến thức như một đại dương mênh mông còn những gì ta học được chỉ là một hạt cát trong đại dương ấy.Vì vậy ta phải học hết khả năng của mình,tức là học suốt đời.Câu nói của Lê nin”học,học nữa,học mãi” một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại và đó cũng là cơ sở để chúng ta thực hiện theo 
dòng in đậm là luận điểm
9 tháng 8 2019

luận cứ và lí lẽ đâu bạn

                           ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

Đã bao lần bạn vấp ngã mà  không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững
bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối
phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?
Không sao đâu vì ...
Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi
phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Lúc còn học phổ thông,
Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15
trong số 22 học sinh của lớp. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi
tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị đình chỉ học đại học vì' vừa không có năng
lực, vừa thiếu ý chí học tập'. Hen-ri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước
khi thành công. Ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là
thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều
cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

* Luận điểm chính : ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ

*Luận điểm phụ: Vấp ngã không đáng sợ, đáng sợ là thiếu cố gắng vươn lên ( câu cuối )

*Luận cứ 1: Vấp ngã là lẽ thường :

- Dẫn chứng : + Lần đầu tiên chập chững biết đi, bạn đã bị ngã

+ Lần đầu tiên tập bơi bạn uống nước và suýt chết đuối

+ Lần đầu tiên chơi bóng bàn bạn có đánh trúng bóng không ?

*Lí lẽ : Không sao đâu vì...

*Luận cứ 2: Những người nổi tiếng cũng thường vấp ngã nhưng vấp ngã không gây cho họ trở ngại trở thành nổi tiếng

- DC: + Oan Đi-xnây: là nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng, người sáng lập Đi-xnây-len, công viên giải trí khổng lồ tại Ca-li-phooc -ni - a Mĩ

+ Lu-i Pa-xtơ : là nhà khoa học Pháp, ng` đặt nền móng cho ngàng vi sinh vật cận đại

+ Lép Tôn-xtôi: là nhà văn Nga vĩ đại, tác giả của bộ tiểu thuyết '' Chiến tranh và hòa bình''

+ Hen-ri Pho: là nhà tư bản, người sáng lập 1 tập đoàn lớn ở Mĩ. Tập đoàn Ford Motor chuyên sản xuất các loại ô tô danh tiếng

+ En - ri-cô Ca-ru-xô :là 1 danh ca người I-ta-li-a

22 tháng 4 2020

Đức tính giản dị của Bác Hồ 

Luận điểm chính: “ Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

- Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:

   + Bữa ăn hằng ngày

   + Nhà ở

   + Việc làm

   + Lời nói, bài viết

Để chứng minh nhằm thuyết phục, tác giả phải đưa ra một hệ thống luận đầy đủ, chặt chẽ và những dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện làm sáng từng luận cứ.

Trong phần đầu, tác giả đã xác định phạm vi vấn đề cần chứng minh. Đó sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống. Trong phần tiếp theo, tác giả lần lượt đưa ra các chứng cứ để làm rõ từng điểm nêu trên. Ở luận cứ tác giả chọn lọc những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, xác thực.

Ví dụ: Sự giản dị trong bữa ăn, lần lượt các chứng cứ được nêu ra:

+ Chỉ vài ba món giản đơn.

+ Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

+ Ăn xong, cái bát hao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp  xếp tươm tất.

Để kết lại ý này, tác giả đưa ra một nhận xét, kinh nghiệm về ý nghĩa sâu của sự giản dị trong bữa ăn của Bác. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như nào người phục vụ.

- Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục, vì:

+ Luận cứ toàn diện (giản dị trong con người, sinh hoạt, lối sống...)

+ Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

+ Những điều tác giả nói được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài 2: Đọc đoạn văn và chỉ ra ý kiến ,lí lẽ, dẫn chứng của đoạn văn: a. “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn văn và chỉ ra ý kiến ,lí lẽ, dẫn chứng của đoạn văn: a. “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.  giúp mình với

 

0
28 tháng 11 2021

- Văn bản viết về Nguyên Hồng

- Nguời viết định thuyết phục rằng Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ

- Để thuyết phục, người viết đã đưa ra lí lẽ, luận điểm:

+Nguyên Hồng là nhà văn rất dễ xúc động, rất dễ khóc

  • Lí lẽ đưa ra: "khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình; khi nói đến công ơn của Đảng; khi nghĩ đến những đứa con tinh thần của mình"

+Hoàn cảnh sống luôn thiếu thốn cả về tình thương và vật chất nên Nguyên Hồng dễ cảm thông với những người bất hạnh.

  • Lí lẽ đưa ra: Hoàn cảnh sống của ông từ nhỏ: cha mất năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa, và thường xuyên phải làm ăn xa, Nguyên Hồng phải sống cùng bà cô cay nghiệt. Truyện Mợ du, Những ngày thơ ấu là những dòng cảm xúc, hồi tưởng của chính nhà văn Nguyên Hồng. Ông phải vừa học vừa làm mọi việc, kiếm sống bằng những "nghề nhỏ mọn”

Video Player is loading.

Advertisement (2 of 2): 0:12

X

+Chất dân nghèo, lao động thâm sâu vào văn chương, con người ông

  • Lí lẽ: Phong thái, cung cách sinh hoạt giản dị
29 tháng 1 2016
Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.
29 tháng 1 2016

các bạn đọc kĩ và giúp mình nha

16 tháng 5 2018

Cổ Loa là đất đế kinh
Trông ra lại thấy tòa thành tiên xây.

Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao mưa nắng dãi dầu còn đây.

Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ múc nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.

Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng.

Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,
Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong.

Nói về nỗi thống khổ của nhân dân vì nạn cống vải và cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan, ca dao cũng phản ánh:

Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon.
…..
Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng lộc chung.

Hay câu ca:

Sa nam trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh.

Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm

Đời Lê Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng gà chẳng thèm ăn
Bò đen húc lẫn bò vàng
Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông.

Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
………………….
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

Đời vua Vĩnh Tộ lên ngôi
Cơm trắng đầy nồi, trẻ chẳng buồn ăn
Từ ngày Cảnh Trị lên ngôi
Khoai chửa mọc chồi đã nhổ lên ăn.

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo, đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Ở nhà cò nhớ anh chăng?
Để anh kể chuyện Cao Bằng cho nghe.

Sông Gianh nước chảy đôi dòng
Đèn chong đôi ngọn biết trông ngọn nào?

Lũy Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu.

Thứ nhất là sợ Lũy Thầy, thứ nhì sợ đầm lầy Võ Xá.

Có tài thì vượt sông Gianh
Dẫu mọc thêm cánh Trường thành khó qua.

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

Về nghề dệt tơ, lụa có làng Vạn Phúc:

Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Vạn Phúc quê anh thì về.
Vạn Phúc có một cây đề
Có ao tắm mát có nghề quay tơ.

Hay:

Lụa là nhất ở Phương La
Kinh kì xưa vẫn thường qua nơi này.

Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đảo, có sông Thu Bồn.
Phú Bông dệt lụa, dệt sa
Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng.
Về nghề làm giấy, in tranh:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái quê anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề in tranh.

Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng
Thợ vàng Định công, thợ đồng Ngũ Xã.

Các làng nghề ở Hải Dương, Hưng Yên có câu:

Ai về Đông Tĩnh, Huê Cầu
Đông Tĩnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Cho anh gửi một áo thâm hạt dầu

Mặn mà muối biển Sa Huỳnh
Ngọt đường Quảng Ngãi thắm tình quê ta
Đường phổi, chim mía, mạch nha
Ai về Quảng Ngãi thử qua một lần.

Dẫu mà không lấy được em
Anh về đóng cửa, cài rèm đi tu.
Tu đâu cho em theo cùng
May ra thành Phật, thờ chung một chùa.
Hay là:

Nghiêng vai ngửa vái Phật – Trời
Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân.

Trời cao anh kêu không thấu,
Đất rộng anh kêu nỏ thông.
Những người bòn của bòn công,
Nam mô A di đà Phật anh phủi tay không anh về.

Ai ơi ăn ở cho lành,
Tu nhân tích đức để dành kiếp sau.

Đời cha tích đức làm giàu,
Đời mẹ tích đức mai sau con nhờ.

Lên chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền.

Tu đâu cho chí tu nhà,
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.

Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Dù xây chín bậc phù đồ,
Chẳng bằng làm phúc cứu cho một người.

An Khê nổi tiếng Hòn Bình, 
Khi xưa Nguyễn Huệ ẩn danh nơi này.

Bần Gie đốm đậu sáng ngời
Rạch Gầm soi dấu muôn đời oai danh

Nguyễn ra thì Nguyễn lại về
Chúa Trịnh mất đất, vua Lê hãy còn

Về cuộc kháng chiến chống Thanh xuân Kỉ Dậu:

Xuân xưa vang tiếng Hà Hồi
Oai danh Nguyễn Huệ muôn đời còn ghi
Một trời khí phách uy nghi
Đón xuân không thẹn tu mi Lạc Hồng.

Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình cướp gạo con tôi.

Vạn Niên là Vạn Niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.

Thậm chí cái đạo trung quân cũng bị lật tẩy khi nhà vua không còn là một bậc minh quân:

Từ ngày  Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ thái bình mới dễ làm ăn.
....